Chúng ta đã có một bài viết về cách phân biệt một số loại aptomat. Ở bài này chúng ta tiếp tục tìm hiểu về vần đề ” Thông số để chọn cho aptomat bảo vệ hệ thống điện cho nhà cũng như nơi làm việc”
MCB, MCCB, ACB để chọn thì ta cần 3 thông số
- Số pha (hay còn gọi là số cực ACB chỉ có 3P và 4P)
- Dòng định mức (nhắm trừng sai lệch không quá 5%)
- Dòng cắt (Icu hay còn gọi là ultimated current là khả năng chịu đựng dòng điện lớn nhất của tiếp điểm aptomat trong thời gian 1 giây.
RCBO, ELCB để chọn ta cần những thông số sau:
- Số pha (RCBO chỉ có 2P còn ELCB thì chỉ có 3P và 4P )
- Dòng định mức (RCBO có 15, 25, 40, 63A ELCB có từ 63A đến 250A)
- Dòng cắt (RCBO có 4.5, 6kA ELCB 25, 36, 50kA)
- Dòng rò (tính bằng mA thường thì có 10mA 30mA 100mA và 300mA).
RCCB thì cần
- Số pha (2P hoặc 4P)
- Dòng định mức
- Dòng rò
Khởi Động Từ (Contactor) thì có 2 loại contactor mini hoặc contactor loại thông dụng) cách chọn như sau
- Số pha (hay còn gọi sốm tiếp điểm)
- Điện áp điều khiển cuộn hút (hay goi là tắt là cuộn coil)
- Dòng định mức
Relay trung gian tương tự như contactor nhưng về số pha thì sẽ thay bằng số chân 6, 8, 12, 14 chân
Tủ điện thì cần
- Kích thước
- Số line
- Loại nổi hay âm
- Cửa mờ hay cửa trơn nhựa hay kim loại
Relay nhiệt thì cần những thông số sau
– Dải điểu chỉnh nhiệt (chú ý phần sử dụng cho loại contactor nào nhé vì kích thước có thể khác nhau)
Biến tần (inverter), Khởi động mềm (soft starter) thi cần
- Công suất
- Loại tải (nặng hay nhẹ ví dụ như sử dụng cho thang máy là nặng còn motor sử dụng băng tải là nhẹ)
- Điện áp nguồn cấp cho biến tần